Bí quyết du lịch tiết kiệm - Vui chơi thả ga cho kỳ nghỉ hè 2024
Mùa sen thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhưng thời điểm này, một số đầm sen đã bắt đầu có hoa nở sớm. Cách trung tâm TP.HCM khoảng 20 km, đầm sen Hồ Nhà, rộng hàng ngàn mét vuông, gần cầu Rạch Mơn, đường Tam Đa, P.Trường Thạnh là điểm đến thú vị cho bạn trải nghiệm chụp ảnh, thư giãn trong không gian đậm ngát hương thơm.4 món phụ kiện được sao Việt nâng điểm cho visual cuối hè
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Newcastle chiêu mộ cựu thủ môn gây ‘thảm họa’ cho Liverpool
Theo thông tin mới nhất từ Cục du lịch quốc gia, trong tháng đầu tiên của năm mới 2025, du lịch Việt đón gần 2,1 triệu lượt khách quốc tế. Đây là con số kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay tính theo tháng, thậm chí còn cao hơn thời điểm vàng của du lịch Việt trước khi chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Số liệu 'biết nói' trên báo hiệu sự phát triển trở lại của ngành du lịch-dịch vụ. Vậy, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực ngành này được dự báo ra sao?Vào lúc 14 giờ ngày 18.2, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Khối ngành du lịch-dịch vụ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên.Chương trình sẽ có những thông tin về xu hướng ngành nghề, cơ hội việc làm, quá trình đào tạo, điều kiện tuyển sinh lĩnh vực này trong năm 2025. Đặc biệt, chương trình sẽ cung cấp thêm thông tin về đặc thù nghề nghiệp giúp thí sinh có sự lựa chọn ngành học phù hợp nhất. Chương trình diễn ra theo 2 khung giờ:*Đợt 1 từ 14-15 giờ gồm các chuyên gia: *Đợt 2 từ 15 giờ 15-16 giờ 15 gồm các chuyên gia: Bạn đọc quan tâm tới chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Khối ngành du lịch-dịch vụ", có thể đặt câu hỏi trong phần bình luận của chương trình tại các địa chỉ trên.
Lễ ký kết hợp tác diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Indonesia, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên cũng như giữa hai quốc gia. Hợp đồng khung giữa FPT và KMP Aryadhana có trị giá 67 triệu USD với thời hạn 5 năm, tập trung vào việc triển khai thực hành ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị doanh nghiệp) của KMP Aryadhana trong các lĩnh vực quan trọng như quản lý rác thải, giáo dục số, giáo dục hợp tác và nông nghiệp số nhằm đảm bảo chương trình an ninh lương thực. Hợp tác sẽ phát huy các thế mạnh của FPT về trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, Internet vạn vật và điện toán đám mây, từ đó thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực thuộc khuôn khổ ESG và giáo dục.Chuyển đổi số đóng vai trò then chốt, góp phần tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo của KMP Aryadhana tại tỉnh Yogyakarta, đồng thời đẩy mạnh phát triển bền vững trong các lĩnh vực trọng yếu. Những nỗ lực này được kỳ vọng sẽ củng cố vị thế là trung tâm văn hóa, giáo dục hàng đầu của tỉnh này tại Indonesia. KMP Aryadhana và FPT dự kiến sẽ thành lập một phòng nghiên cứu AI và triển khai các sáng kiến chuyển đổi số trong giáo dục và thực hành ESG không chỉ tại Yogyakarta mà còn nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc cũng như toàn cầu.Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT chia sẻ: “Là nền kinh tế năng động với tầm nhìn đổi mới sáng tạo, Indonesia đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của FPT tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hợp tác với thương xã KMP Aryadhana không chỉ góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia mà còn khẳng định năng lực cạnh tranh về công nghệ mới, đặc biệt là AI của FPT trên quy mô toàn cầu. Chúng tôi kỳ vọng sẽ cùng với thương xã KMP Aryadhana góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của Indonesia trong các lĩnh vực trọng yếu như quản lý rác thải, giáo dục số, quản lý tài nguyên rừng và nông nghiệp số”.Nói về sự hợp tác này, GS-TS Ahmad Subagyo, Chủ tịch KMP Aryadhana, chia sẻ KMP Aryadhana rất hân hạnh nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ FPT, không chỉ về chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ mà còn ở tầm nhìn quốc tế, giúp đưa các chương trình ESG của KMP Aryadhana vươn tầm thế giới.
Gợi ý món ngon từ dưa hấu cho những ngày trời nắng nóng không biết ăn gì
Ở lần đầu ra mắt, Trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi đã lập kỷ lục đáng quên, khi để thua Trường ĐH Bình Dương với tỷ số 2-18, trong đó riêng chân sút Hoàng Văn Phúc cũng lập kỷ lục khi ghi đến 13 bàn trong 1 trận đấu.Thực tế, đội bóng Trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sondadezi cũng có chút oan ức, khi họ đã tới sân chậm do nạn kẹt xe kinh niên trên quốc lộ 51, dẫn đến khâu chuẩn bị có phần cập rập.Rút kinh nghiệm sâu sắc, thầy trò HLV Đặng Tiểu Bình khẳng định sẽ cố gắng chuẩn bị tốt hơn, đặc biệt là vấn đề thời gian và ăn trưa để bảo đảm các cầu thủ bước vào sân với mức sẵn sàng cao nhất.Với việc Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai ở nhóm 2 quá mạnh và vượt trội so với các đối thủ khác, mục tiêu hàng đầu của các đội bóng nhóm 1, trong đó có Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu chính là vị trí đầu nhóm để tránh sớm gặp đối thủ này ở vòng knock-out.Đã có vốn là chiến thắng 3-1 trước Trường ĐH Bình Dương ở trận ra quân, đội Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ nhập cuộc với tinh thần rất cao, cùng mục tiêu rất rõ ràng là 1 chiến thắng để cầm chắc vị trí xếp nhất nhóm 2.Có thể nói vào lúc này, đội bóng Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu đang hội tụ đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" khi có chất lượng con người tốt hơn, lợi thế sân nhà cũng như tinh thần đang lên cao.Vấn đề duy nhất mà đội bóng này cần tính toán là bung hết sức ở trận đấu này, hay giữ lại một phần thực lực chuẩn bị co vòng knock-out mà thôi. Nhưng dù là thế nào, một chiến thắng khó vuột khỏi tay đội bóng được xem là chủ nhà vòng loại Đông Nam bộ này.